Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, khoảng thế kỷ 3 trước Công Nguyên. Phật giáo từ lâu đã thâm nhập vào tâm hồn, nếp nghĩ, lối sống của dân tộc Việt Nam và trở thành bản chất và bản sắc của dân tộc Việt Nam. Nhiều người Việt có thói quen thờ Phật, phóng sinh, bố thí và ăn chay đạm bạc vào những ngày mồng một ngày rằm để tu dưỡng lòng từ bi, khổ hạnh. Phật giáo đã ảnh hưởng rất lớn đến xã hội nước ta trong suốt quá trình phát triển đất nước. Đạo Phật cũng ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt của người Việt từ triết lý, tư tưởng, đạo đức, văn học, nghệ thuật cho đến phong tục tập quán, nếp sống nếp nghỉ …
Từ khi du nhập đến nay, Phật Giáo Việt Nam đã trải qua bao thăng trầm, lúc thịnh lúc suy, có lúc thống nhất, có lúc phân tán do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ đây Phật Giáo Việt Nam đã được thống nhất từ Bắc chí Nam. Các hệ phái Phật giáo vẫn được bảo lưu, nét đặc trưng trong pháp môn tu hành vẫn được tôn trọng, hệ thống chùa chiền, tăng ni đã được thống kê, quản lý thống nhất.
Ta có thể phát hiện rằng nếu không có sự hiện diện của Phật Giáo ở Việt Nam thì ta sẽ mất đi hơn một nửa di tích danh lam thắng cảnh mà hiện nay ta tự hào. Sẽ không có chùa Hương rộn ràng, nhộn nhịp sầm uất trong ngày trẩy hội đầu xuân, không có chùa Tây Phương vời vợi, không có chùa Yên Tử mây mù, không có chùa Keo bề thế, không có chùa Thiên Mụ soi mình bên dòng sông Hương. Và cũng không có những chuyện dân gian đầy tính nhân bản như truyện Từ Thức, truyện Tấm Cám, truyện Quan Âm Thị Kính … Sẽ không có những lễ hội tưng bừng như hội Lim, hội chùa Hương … và trong tâm tư truyền thống cũng vắng tư tưởng truyền thống vị tha, lòng hướng thiện và niềm tin vững chắc vào một tương lai sáng sủa, vắng tinh thần lạc quan ngây thơ của người dân Việt.
Đất vua, chùa làng cũng là một hình ảnh gần gũi với dân, với làng, với nước như vậy. Nếu ai xúc phạm đến chùa, Phật cũng như có thể hiểu là xúc phạm đến đạo lý, đến quốc gia. Trên tinh thần đó người dân Việt Nam quyết một lòng bảo vệ ngôi chùa quê hương của mình. Làng còn gọi là thôn bao giờ cũng có một ngôi chùa không lớn thì nhỏ để bà con nhân dân theo thờ cúng. Đặc trưng là những tiếng chuông chùa hàng đêm năm canh, ngày sáu khắc hoặc bằng tiếng gà, tiếng chim nhưng thường là tiếng chuông, tiếng trống của nhà chùa. Khi chúng ta đi vào khuôn viên của ngôi chùa ta sẽ thấy những bức tượng Phật như: tượng Tam thế Phật, tượng Di-Đà tam tôn, tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh, tượng Di Lặc, tượng tứ Bồ Tát, tượng Kim Cương bát bộ, tượng Tứ Thiên Vương, tượng Hộ Pháp, tượng Thần Thổ Địa – Thánh Tăng, 18 vị La Hán …
Quá trình để vận chuyển di dời những bức tượng rất khó khăn vì trung bình mỗi bức tượng cao khoảng từ 2m đến 3m và nặng từ 2 tấn trở lên. Tượng thường được làm bằng chất liệu sứ, thạch cao dễ vỡ, nứt nếu va đập mạnh. Chất liệu bằng gỗ nếu không bảo quản tốt cũng dễ bị trầy xước, hoặc vận chuyển xa nếu không bảo quản tốt dễ bị dính nước, nấm mốc, hư hại, …. Trước khi đóng gói hàng hóa, tượng Phật bạn cần phải hiểu rõ đặc tính của sản phẩm để có thể lên phương án đóng gói, bảo quản và vận chuyển một cách hợp lý.
Bạn đang băn khoăn trong việc không biết phải đóng gói tượng Phật hay các vật phẩm tôn giáo như thế nào để chuyển đến một cách dễ dàng, đảm bảo chất lượng mà không mất đi sự trang nghiêm …. ? Là doanh nghiệp có kinh nghiệm trong ngành vận chuyển, nắm bắt được nhu cầu của thực tế, đồng thời đặt lên mình trọng trách cao nhất, đó là nối truyền Tôn giáo Việt Nam đến với tăng, ni, phật tử và tín đồ tín ngưỡng. Mỗi cuộc hành trình vận chuyển từ di dời, chèn lót, đóng kiện đến khâu giao nhận đều đòi hỏi sự tâm huyết chuyên nghiệp, an toàn, tỉ mỉ đến từng chi tiết và nhiều lời cầu nguyện bình an. Dịch vụ xe nâng Thành Lâm cung cấp dịch vụ vận chuyển.
Hình ảnh xe nâng Thành Lâm di chuyển tượng Phật về chùa Ninh Giang – Hải Dương
Thông tin liên hệ dịch vụ xe nâng Thành Lâm
Add: Tổ 9, Lãm Hà, Kiến An, Hải Phòng
Hotline: 0983 292 486 – 0938 600 999
Email: phamvanthanh1973hp@gmail.com
Website: dichvuxenanghaiphong.com